0
Thành tiền:
    Thanh toán

    Khám phá di tích lịch sử cấp quốc gia danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà

    Khám phá di tích lịch sử cấp quốc gia danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà

    Cùng khám phá lịch sử và giới thiệu về khu du lịch Phượng Hoàng - Di tích lịch sử cấp quốc qia

    1. Lịch sử khu du lịch Phượng Hoàng

    Hang Phượng Hoàng còn là một điểm di tích của căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Vào ngày 27/11/1944 đội cứu quốc quân gồm 75 người cùng 373 hộ dân đã lên Hang Phượng Hoàng lập căn cứ chống địch. Với trận địa súng kíp, mìn lưỡi cày, bẫy đá, nỏ, giáo mác và chiến thuật đánh du kích, đội cứu quốc quân đã gây thiệt hại nặng một tiểu đoàn giặc Pháp và tay sai có pháo binh yểm trợ.

    Hang Phượng Hoàng gồm có 3 cửa hang và 3 tầng hang động, tầng thượng  là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng , tầng cuối gọi là hang Tối. Hang Sáng rộng và thoáng  nhất là nơi ánh sáng ở cả ba cửa hang chính rọi vào. Những nhũ đá trong hang  tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo, như ta đang lạc vào đêm trăng kỳ diệu. Hang tối là hang đẹp và huyền bí nhất với các nhũ đá trong hang có nhiều hình thù kỳ lạ và có thể liên tưởng đến nhiều hình ảnh như hổ, báo, voi hay cây bút, người vũ nữ... Đặc biệt thạch nhũ có hình Linga (dương vật đá).

    Di tích lịch sử cấp quốc qia danh thắng Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ gà được Bộ Văn hóa công nhận Di tích cấp Quốc Gia: QĐ số 32QĐ/BT ngày 12/12/1994

    2. Giới thiệu về khu du lịch Phượng Hoàng

    Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên khoảng  45km đi theo quốc lộ 1B về phía Đông bắc. Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng có vị trí đặt biệt nằm sát danh giới giữa 2 tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên. Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng gồm quần thể Hang Phượng Hoàng và Hang suối Mỏ Gà. 

    Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa trên núi có một đôi chim Phượng Hoàng sống với nhau rất hạnh phúc. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi về để chim mẹ nằm ấp trứng. Nhưng một ngày kia, chim bố mải vui, đi theo đàn chim từ nơi khác đến mà quên đường về. Đến khi nhận ra chim bố quay trở về thì chim mẹ đã hóa đá. Quá ân hận, chim bố nằm trên ngọn núi đối diện chờ chim mẹ trở về trạng thái bình thường, nhưng rồi cũng hóa đá. Từ đó núi có tên Phượng Hoàng.


    Hang suối Mỏ Gà được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà. Nước suối trong hang chảy ra quanh năm trong xanh, mát lạnh. Từ lòng hang bí ẩn, dòng suối Mỏ Gà chảy chưa bao giờ cạn. Nước suối trong xanh, tạo thành một thác nước nhỏ nơi cửa hang với độ cao chừng 2m, đổ xuống những khối đá lớn, tung bọt trắng xóa, rồi tiếp tục uốn lượn qua các ghềnh đá như dải lụa mềm mại, tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình.Càng vào sâu trong hang suối du khách càng thấy vẻ đẹp kỳ vĩ do thiên nhiên tạo nên. Trong lòng suối nước xanh trong mát, du khách có thể đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời để tận hưởng sâm rừng, hoa núi.


    Vậy nên trên các vách đá của Hang Suối Mỏ Gà được "người xưa" khắc dòng chữ: “Nước suối Mỏ Gà là sinh khí của trời đất, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi. Người sẽ được tốt tươi viên mãn”.

    0 bình luận

    Viết bình luận của bạn