Rượu không thể vắng mặt trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tày, nó gắn với người Tày như một sự tất yếu. Trong các cuộc vui chung như lễ hội, thoảng trong câu sli, câu lượn trao duyên của những đôi trai gái hay trong những điệu nhảy của các chàng trai Tày luôn phảng phất men say nồng của rượu.
Trong đời sống của người Tày rượu là một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc và gắn bó với cuộc sống của đồng bào từ lâu đời. Rượu của người Tày được làm bằng nguyên liệu là gạo, ngô, khoai, sắn, có khi bằng cả mật mía, chuối quả...Men dùng để ủ rượu thường làm từ các loại lá rừng nên uống rất êm. Để làm được một mẻ rượu ngon đòi hỏi phải am hiểu cách chọn gạo, chọn ngô cũng như chọn men lá. Và theo quan niệm của người Tày, chỉ có phụ nữ là được nấu rượu.
Với người Tày, rượu là cách để chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách của mình. Dù quen hay lạ, trước khi bắt đầu một câu chuyện bao giờ chủ nhà cũng mời rượu. Có thể nói rượu của người Tày như “miếng trầu” để mở đầu câu chuyện của người Kinh chúng ta. Điều đặc biệt trong các cuộc rượu của người Tày đó là hiếm khi xảy ra hiện tượng quá chén dẫn đến mất tự chủ, xô xát nhau mà thường kết thúc trong sự thân ái, vui vẻ.
Rượu không thể vắng mặt trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tày, nó gắn với người Tày như một sự tất yếu. Trong các cuộc vui chung như lễ hội, thoảng trong câu sli, câu lượn trao duyên của những đôi trai gái hay trong những điệu nhảy của các chàng trai Tày luôn phảng phất men say nồng của rượu.
0 bình luận